Thế kỉ VII Niên biểu nhà Đường

Thập niên 610

NămNgày thángSự kiện
617Thủy Tất Khả hãn của Đông Đột Quyết hỗ trợ Lý Nguyên đứng lên khởi nghĩa chống lại Tùy triều[1]
18 tháng 12Lý Uyên lập cháu nội của Tùy Dượng ĐếDương Hựu lên làm hoàng đế tại Trường An mà tôn Dượng Đế làm Thái Thượng hoàng
61811 tháng 4Tùy Dượng Đế bị giết trong một cuộc đảo chính do Vũ Văn Hóa Cập cầm đầu tại Giang Đô [2]
12 tháng 6Lý Uyên (Đường Cao Tổ - lưu ý rằng các hoàng đế Nhà Đường thường gọi gọi bằng miếu hiệu sau khi chết) soán ngôi của Dương Hựu và lập ra nhà Đường; kết thúc nhà Tùy[2]
29 tháng 11Trận Thiên Thủy Nguyên: Lý Thế Dân đánh bại địch thủ Tiết Nhân Cảo và tiêu diệt nước Tần của ông này
619Vương Bạc (王薄) và Đỗ Phục Uy đầu hàng Nhà Đường[3][4]
Các lực lượng phản quân mạnh nhất lúc bấy giờ gồm Vương Thế SungLạc Dương, Lưu Vũ Chu ở Bắc Sơn Tây, Đậu Kiến ĐứcHà Bắc, và Thẩm Pháp Hưng ở miền nam[2]
Vũ Văn Hóa Cập bị Đậu Kiến Đức đánh bại, giết chết[2]

Thập niên 620

NămNgày thángSự kiện
620Lý Thế Dân đánh bại Lưu Vũ Chu[2]
62128 tháng 5Trận Hổ Lao: Lực lượng Nhà Đường đánh bại quân phiệt Đậu Kiến Đức và ông ta bị bắt bởi Lý Thế Dân[2]
Quân Nhà Đường đánh bại Vương Thế Sung và tiếm chiếm Lạc Dương[2]
Tướng cũ của Đậu Kiến ĐứcLưu Hắc Thát nổi dậy[2]
622Thủ lĩnh nghĩa quân Lý Tử Thông tìm cách chạy trốn khỏi Trường An nhưng bị bắt giữ và hành quyết[5]
Hiệt Lợi Khả hãn của Đông Đột Quyết tấn công Nhà Đường[6]
623Thổ Dục Hồn xâm lược Cam Túc: Sài Thiệu đánh bại cuộc xâm lược của Thổ Dục Hồn tại Cam Túc[7]
Lý Kiến Thành đánh bại Lưu Hắc Thát; Lưu Hắc Thát bị bắt giữ và giết chết[2]
Phụ Công Thạch tự xưng là hoàng đế ở Đan Dương, Giang Tô (Nam Kinh)[2]
624Phụ Công Thạch bị giết; Nhà Đường thu phục miền nam[2]
Chế độ chế Tô Dung điều chế được áp dụng[2]
Hiệt Lợi Khả hãn của Đông Đột Quyết và cùng cháu là Đột Lợi Khả hãn (A Sử Na Thập Bát Bật) xâm lược Nhà Đường nhưng Lý Thế Dân liên hệ với Đột Lợi và thuyết phục ông ta lui quân, cuộc xâm lược do đó không thực hiện được[8][2]
625Đông Đột Quyết liên tục mở các cuộc tấn công biên giới phía bắc; thậm chí đôi khi còn tiến xa về phía nam đến tận Sơn Tây; lần quy mô nhất do Hiệt Lợi Khả hãn đích thân chỉ huy đánh vào Sóc Châu (thuộc bắc Sơn Tây) nhưng bị đẩy lui[2]
6262 tháng 7Sự biến cửa Huyền Vũ: Lý Thế Dân giết trưởng huynh là Thái tử Lý Kiến Thành và tam đệ Tề vương Lý Nguyên CátTrường An[2]
4 tháng 9Đường Cao Tổ bị ép phải nhường ngôi và Lý Thế Dân nối ngôi hoàng đế tức vua Thái Tông[2]
Mùa thuHiệt Lợi Khả hãn của Đông Đột Quyết đem quân nam phạt chỉ còn cách Trường An vài dặm và chỉ rút lui sau khi Đường Thái Tông đồng ý tiến cống cho Đột Quyết.[2]
627Nhiều châu, huyện bị bãi bỏ hoặc hợp nhất; chia đất nước thành 10 đạo[2]
Liên quân nhà ĐườngHồi Cốt tham chiến với liên minh Đột QuyếtThổ Phồn[9][10]
6283 tháng 6Thủ lĩnh nghĩa quân Lương Sư Đồ chết vì bị ám sát[2]
629Nhà sư Huyền Trang lên đường đi Tây Trúc[2]

Thập niên 630

NămNgày thángSự kiện
630Nhà Đường chinh phạt Đột Quyết: Hiệt Lợi Khả hãn của Đông Đột Quyết bị đánh bại bởi tướng Lý Tịnh của nhà Đường và bị bắt bởi Lý Thế Tích nhưng được tha chết; Đông Đột Quyết trở thành chư hầu của Nhà Đường; Đường Thái Tông được tôn xưng là Thiên Khả hãn[2][11]
Quan hệ ngoại giao Trung Quốc - Nhật Bản: Nhật Bản cử đoàn sứ thần đầu tiên tới triều yết vua Nhà Đường[12]
631Cao Biểu Nhân (高表仁) hộ tống sứ thần Nhật trở về cố quốc[13]
632Vu ĐiềnKashgar (Sơ Lặc) xưng thần với hoàng đế Nhà Đường[14]
Khế Bật Hà Lực của Thiết Lặc đem hơn 1,000 hộ gia đình đến quy phục Nhà Đường[15]
634Vĩnh An cung (永安宮) (tức cung Đại Minh) được hoàn thành[16]
Tùng Tán Cán Bố của Thổ Phồn cử sứ thần đến nhà Đường[17]
635Chiến dịch chống Thổ Dục Hồn của Đường Thái Tông: Đường Thái Tông bắt đầu chiến dịch chống lại Thổ Dục Hồn, một đế quốc ở phía tây của người Tiên Ti, và thu phục vùng đất này[18]
Yarkand (Shache) thần phục Nhà Đường.[14]
Cung Vĩnh An đổi tên thành Cung Đại Minh[16]
636Chế độ phủ binh chế được sửa đổi, chia ra thành 634 đề xung phủ (折衝府)[12]
638Lộc Đông Tán của Thổ Phồn đến kinh đô nhà Đường để hỏi cưới một vị công chúa[19]
Thổ Phồn tấn công Tùng Châu: Thổ Phồn tấn công thành Tùng Châu, nay là Tùng Phan, Tứ Xuyên[20]
639Tổng điều tra dân số cho thấy dân số Đại Đường khi đó đạt đến con số 50 triệu[21][22]

Thập niên 640

NămNgày thángSự kiện
640Chiến tranh Đường - Cao Xương: Hầu Quân Tập chinh phục Cao Xương và sáp nhật vùng đất này (Tùng Phan, Tân Cương); lập ra An Tây đô hộ phủ[12][23]
Lộc Đông Tán của Thổ Phồn đến triều chống cho nhà Đường và xin được kết hôn với một vị công chúa[24]
641Công chúa Văn Thành, một nữ quý tộc nhà Đường, đến Thổ Phồn kết hôn với Tùng Tán Cán Bố[12]
643Hoàng thái tử Lý Thừa Càn bị phế bỏ[12]
644Đường Thái Tông chuẩn bị cho chiến dịch xâm lược Cao Câu Ly[12]
Nhà Đường xâm chiếm Yên Kỳ: Tướng Nhà Đường Quách Hiếu Khác tấn công Yên Kỳ và giành được thắng lợi nhưng Karasahr vẫn là chư hầu của Tây Đột Quyết[25]
Aksu (Gumo) thần phục Nhà Đường [25]
645Chiến tranh Cao Câu Ly–Đường lần thứ nhất: Vua Thái Tông đích thân dẫn đại quân xâm lược Cao Câu Ly nhưng phải rút lui sau thất bại tại An Thị (đông bắc Doanh Khẩu, Liêu Ninh)[12]
Huyền Trang đi thỉnh kinh trở về[12]
646Chiến dịch xâm lược Tiết Diên Đà của Đường Thái Tông: Quân Nhà Đường đánh bại Tiết Diên Đà trong chiến trận và khả hãn của nước này đầu hàng[26]
647Lý Thế Tích lại tiến hành xâm lược Cao Câu Ly lần nữa, nhưng không thành công[12]
648Đường Thái Tông mở thêm một cuộc tấn công vào Cao Câu Ly song cũng không được[12]
Nhà Đường xâm chiếm Kucha: Tướng Nhà Đường A Sử Na Xã Nhĩ xâm lược Kucha (Qiuci)[23]
Tùng Tán Cán Bố của Thổ Phồn tấn công Arjuna, người đã được Harsha thuộc Mithila, vì đã bổ nhiệm sứ giả nhà Đường Vương Huyền Sách[27][12]
Khiết Đan xưng chư hầu với Nhà Đường[28]
64910 tháng 7Vua Thái Tông bị bệnh nặng, có thể là do lạm dụng thuốc tiên để mong được trường sinh bất tử, rồi qua đời, hoàng tử Lý Trị lên kế ngôi và trở thành Đường Cao Tông[12]
Quân viễn chinh Cao Câu Ly được gọi về[12]

Thập niên 650

NămNgày thángSự kiện
650Một văn bản in có niên đại sớm nhất xuất hiện tại Trường An: một đoạn của kinh Phật Đà Na Ly viết bằng tiếng Phạn, có tên là Vô Cấu tịnh quang đại đà la ni kinh (無垢淨光大陀羅尼經)[29]
653Một người phụ nữ tự xưng là hoàng đế và nổi dậy khởi nghĩa, gây ra hỗn loạn trong nhiều tuần trước khi bị đánh bại và giết hại[30]
655Võ Tắc Thiên được lập làm hoàng hậu[12]
656Trình Giảo Kim đánh bại lực lượng KarlukĐột Kị Thi của Tây Đột Quyết[12]
657Trận Irtysh River: A Sử Na Hà Lỗ của Tây Đột Quyết bị đánh bại bởi Tô Định Phương của nhà Đường[31]
658Chiến tranh Đường-Tây Đột Quyết: A Sử Na Hà Lỗ của Tây Đột Quyết bị đánh bại bởi Tô Định Phương của nhà Đường và bị giải về giam cầm đến hết đời ở Trường An; Tây Đột Quyết bị sáp nhập vào lãnh thổ Đường[32]
Lạc Dương trở thành Đông Đô[12]
659Bằng chứng về một hỗn hợp răng xuất hiện trong văn bản y khoa Tân tu bản thảo viết bởi Tô Cung, được sản xuất từ thiếc và bạc.[33]

Thập niên 660

NămNgày thángSự kiện
660Tô Định Phương đánh bại Bách Tế[12]
Thổ Phồn và đồng minh Đột Quyết cùng tấn công Sơ Lặc[34]
Nhà Đường tấn công Khiết Đan và bắt được thủ lĩnh Abugu, giải ông ta về Lạc Dương[35]
Vua Cao Tông bắt đầu phát bệnh đau đầu kinh niên và vì thế quyền hành trong triều dần rơi vào trong tay của Võ Tắc Thiên[12]
661Tô Định Phương bao vây Bình Nhưỡng[12]
Peroz III của Đế quốc Sasanian yêu cầu sự hỗ trợ từ nhà Đường để chống lại cuộc xâm lược của Ả Rập[36]
662Nhà Đường dỡ bỏ vòng vây Bình Nhưỡng vì không đủ lương thực[37]
Lưu Nhân Quỹ đánh bại quân Bách Tế một trận chí mạng[37]
Cung Đại Minh được xây lại[16]
663Trận Baekgang: Lưu Nhân Quỹ và các tướng khác tấn công Bách Tế, đánh bại liên minh thủy quân Bách TếYamato [37]
Thổ Phồn tấn công Vu Điền nhưng bị đẩy lùi[38]
Cung Đại Minh được hoàn thành[39]
664Lưu Nhân Quỹ dâng biểu lên hoàng đế trình bày tình trạng quân đội ở Triều Tiên không có nhiều tinh thần chiến đấu [40]
Đường Cao Tông thực hiện một nỗ lực nhằm phế bỏ Võ Tắc Thiên, song thất bại[37]
665Võ Tắc Thiên trở thành người nắm quyền trên thực tế[37]
Liên quân Thổ Phồn – Đột Quyết tấn công Vu Điền[34]
667Tiết Nhân Quý giành được chiến thắng quyết định trước quân đội Cao Câu Ly[37]
668Lý Thế Tích tấn công Bình Nhưỡng và chinh phục Cao Câu Ly;[37] An Đông đô hộ phủ được thành lập[41]
669Tướng Lý Thế Tích qua đời[37]

Thập niên 670

NămNgày thángSự kiện
670Trận sông Dafei: Thổ Phồn đại phá 10 vạn quân của Tiết Nhân Quý, chiếm giữ Qiuci, và tấn công Gumo[37][42]
Peroz III đến triều đình nhà Đường[36]
673Nhà Đường chiếm lại Qiuci[23][34]
Nhà Đường củng cố quyền kiểm soát người dân Tây Đột Quyết bằng việc buộc họ di dời đến vùng đất gọi là Dzungaria[43]
675Nhà Đường đánh bại Tân La tại Kinh Kỳ đạo[41]
676Thổ Phồn tấn công Điệt, Phu, và Kính châu. Phụng ThiênVũ Công bị rơi vào tay người Thổ.[44]
An Đông đô hộ phủ dời trị sở đến Liêu Dương[45][46]
677Thổ Phồn chiếm Qiuci[23][34]
A Sử Na Đô Chi, một tướng cũ của nhà Đường được giao nhiệm vụ trấn giữ Tây Đột Quyết, nổi dậy và tự xưng là Khả hãn, cai trị toàn bộ Đột Quyết.[44]
An Đông đô hộ phủ lại dời đến Tân Thành, nay là Phủ Thuận, Liêu Ninh[45][46]
678Thổ Phồn đánh bại nhà Đường tại khu vực Thanh Hải [42]
Bùi Hành Kiệm (裴行儉) hộ tống Peroz III trở về Ba Tư và tiến được đến tận Suiye (Tokmok, Kyrgyzstan)[36]
679Bùi Hành Kiệm hộ tống con trai của Peroz là Narsieh và Suiye, và Narsieh trải qua 20 năm ở Tukhara[44]
Bùi Hành Kiệm đánh bại phản quân Tây Đột Quyết (A Sử Bắc Diên Đô Chi) và Lý Già Bặc[36]
Bùi Hành Kiệm đánh bại Thổ Phồn và lập lại quyền kiểm soát các vùng ốc đảo Tarim[23][34]
A Sử Đức Ôn Phó của Thiền Vu Đô hộ phủ lập A Sử Na Nê Thục Bặc làm Khả hãn và tuyên bố kháng Đường.[47]

Thập niên 680

NămNgày thángSự kiện
680Bùi Hành Kiệm đánh bại A Sử Na Nê Thục Bặc và ông ta bị quân lính của mình giết hại.[47]
A Sử Đức Ôn Phó lập A Sử Na Phục Niệm làm Khả hãn và lại tiếp tục kháng Đường.[47]
Bùi Hành Kiệm thuyết phục A Sử Na Phục Niệm đầu hàng; Phục Niệm bị hành quyết ở Trường An[37]
Thổ Phồn khuếch trương thế lực đến Tây Vực [37] và chiếm cứ pháo đài Anrong thuộc Tứ Xuyên[42]
681Sa Bát Lược Khả hãn thu phục các thuộc hạ cũ của A Sử Na Phục Niệm và nổi dậy.[48]
Thổ Phồn xâm lược Thanh Hải nhưng bị đánh bại bởi quân nhà Đường [49]
682Sa Bát Lược Khả hãn lập ra Hậu Đột Quyết[37][50] và tấn công Nhà Đường[51]
68327 tháng 12Đường Cao Tông lâm bệnh và qua đời, con trai Lý Hiển lên kế ngôi và trở thành Đường Trung Tông[37]
Sa Bát Lược Khả hãn của Hậu Đột Quyết tấn công Nhà Đường[51]
68426 tháng 2Võ Tắc Thiên phế Đường Trung Tông, thay thế bởi Đường Duệ Tông[37]
Từ Kính Nghiệp nổi dậy in Dương Châu và thất bại[37]
Sa Bát Lược Khả hãn của Hậu Đột Quyết tấn công Nhà Đường[51]
685Sa Bát Lược Khả hãn của Hậu Đột Quyết tấn công Nhà Đường[51]
686Nhà Đường từ bỏ An Tây Tứ trấn sau một cuộc tranh luận về việc giảm chi phí chiến tranh trong triều đình[52][23][34]
687Sa Bát Lược Khả hãn của Hậu Đột Quyết tấn công Nhà Đường[51]
Lý Tự Tiên và Đinh Kiến khởi nghĩa ở Đại La vì không chịu nổi sưu cao thuế nặng[53]
688Võ Tắc Thiên tiến hành bắt giết các thân vương và công chúa của nhà Đường[37]
689Hall of Brightness được thành lập ở Lạc Dương[37]

Thập niên 690

NămNgày thángSự kiện
69016 tháng 10Võ Tắc Thiên tổ chức kì Thi Đình (Điện thí) đầu tiên trong lịch sử[37]
Võ Tắc Thiên tự xưng là hoàng đế của nhà Chu ở Lạc Dương[37]
Thổ Phồn đánh bại một quân Đường tại Issyk-Kul[54]
692Quân nhà Đường tái chinh phạt An Tây Tứ trấn từ tay Thổ Phồn[25]
693Thiên Thiện Khả hãn của Hậu Đột Quyết tiến hành các cuộc tấn công chống lại Nhà Đường[55]
Thường dân và tiểu quý tộc không được phép tham dự khoa cử.
694Thổ Phồn tấn công thành phố Stone (Charklik).[56]
Thiên Thiện Khả hãn của Hậu Đột Quyết tiến hành công kích nhà Đường[57]
696Thiên Thiện Khả hãn của Hậu Đột Quyết đánh bại Khiết Đan ở phía đông và tấn công nhà Đường[55]
Lý Tận Trung (Vô Thượng Khả hãn) của Khiết Đan cùng em rể Tôn Vạn Vinh nổi dậy chống nhà Đường và tấn công Hà Bắc; Lý qua đời không lâu sau đó và Tôn lên thay thế[58]
Thổ Phồn đánh bại quân nhà Đường tại Lâm Đàm và tấn công Liang châu[56]
697Anh em Trương Dịch ChiTrương Xương Tông được đưa vào phục vụ cho Võ Tắc Thiên[37]
Thiên Thiện Khả hãn của Hậu Đột Quyết đánh bại Khiết Đan và lại đứng lên chống nhà Đường[57]
698Trận Tianmenling: tàn dư Cao Câu Ly của Dae Jo-yeong liên kết với Mạt Hạt đánh bại quân nhà Đường [59]
Dae Jo-yeong lập quốc ở Triều Tiên, đặt tên nước là Chấn, sau đổi thành Bột Hải (渤海) năm 712[59]
Thiên Thiện Khả hãn của Hậu Đột Quyết lại tiếp tục tấn công nhà Đường[55]
699Go Deokmu nổi dậy và lập ra Tiểu Cao Câu Ly; An Đông đô hộ phủ bị dời tới Bình châu, nay là Lư Long[58][46]